030

Năm nay không có ba mươi, không có đêm ba mươi, giao thừa sẽ thiếu đi
một điều gì đó, nhỏ thôi nhưng thiếu thật. Những câu như “ba mươi chưa
phải là tết”, “tối như đêm 30″… nói sao được vào những năm này?!

Còn lâu mới tết đã thèm tý mưa phùn, tý giá lạnh, vắng hoe của phố
phường ngày tết. Năm nay đói kém, thưởng ít, lương trả bằng bánh, bằng
bóng điện, nhà tàu nhà xe nhà bay nhà lội đều tăng giá… thương những
người ở xa quê sẽ rất khó mà về với quê.
Hồi bé hay nghe câu: “già được bát canh, trẻ được manh áo mới…” quê
mình ăn cay ăn mặn hay rát họng nên về già ai cũng thèm canh. Bụi đỏ
gió lào đau mắt bỏng da nên trẻ em lúc nào cũng thèm quần áo mới. Ai
dô đứa bé mặc quần áo thừa của đứa lớn được thực thi cực chuẩn thời
niên thiếu làm mình cho đến giờ vẫn nhớ nguyên cảm giác sượng sùng
khi bọn con gái phát hiện ra áo sơ mi của mình có… chiết ngực:(( dù
đã để ý khi mặc phải kẹp chặt hai tay.
Được đi cùng đoàn “cơm có thịt” phát áo ấm cho trẻ em nghèo miền núi
thấy các cô nho nhỏ các cậu choai choai chọn đứng chọn ngồi những xanh
hồng vàng tím, cởi ra khác vào choanh choách cơ hồ rách cả áo để cuối
cùng nghiến răng ra quyết định lấy cái ban đầu. Thật dễ thương, và thật là
thưong! Miền núi lạnh, lạnh ghê lắm! lòng hảo tâm dù ít dù nhiều cũng
đã góp phần ủ ấm cho các mầm, các chồi, các “trứng gà”, “trứng vịt”, “trứng
chim cút”.
Và, chỉ là mơ thôi vì biết rằng sẽ rất đắt, rất khó nếu những lần sau
thay vì những cái áo giống nhau, có cách gì, nhất định phải có cách gì
cho chúng mặc những tấm áo được mua, được làm, được thêu, được dệt,
được nhuộm bởi chính những người vùng cao, bởi cha mẹ, họ hàng, anh
chị, bởi thầy cô và bởi Các Em – Những người rõ nhất mình yêu màu áo
nào.

Liệu có thể được không nếu nhà hảo tâm tặng vải, hay áo mộc chần bông, các mẹ “vịt”, các cô “gà”, các chị “ngỗng, ngan” sẽ thêu vào vào vải, may vào áo cho các cháu (người H’Mông vốn nổi tiếng về nhuộm sáp ong, thêu thùa rất khéo). Quá trình để có một chiếc áo cho các em sẽ dài hơn, gian nan tốn kém hơn nhưng là tình cảm của biết bao “vịt gà ngan ngỗng” cùng nhau mong ủ ấm những quả trứng hồng. Để các em không phải vướng chút ngại ngùng khi kéo khoá soàn soạt, giật cúc tưng tưng, không phải tỵ nạnh với nhau vì màu nọ màu kia. Trẻ con mà!

Dù biết rằng sẽ rất đắt, rất khó, sao không mơ có ngày Núi vẫn xanh,
mây vẫn giăng, các cô gái vẫn ngồi dệt vải, thêu áo cho con mình, cho
em mình ấm áp trên những nẻo quanh co đến lớp.

Sao không mơ có ngày chưa cần phải tới gần ta đã nhận ra những ngôi sao bé xinh của núi rừng vẫn thập thò, lóng lánh như tự những ngày xưa.

điệu đà Lao Chải

10 thoughts on “030

  1. Bỏ nghề desighner về mở xưởng thêu thổ cẩm mà thực hiện mơ ước? Ai cấm nào…
    Bi giờ mình sợ tết lắm bạn Han Nguyen ạ. Mình chính thức không còn tết nữa ợ… Thế nên 29 hay 30 cũng vậy thôi.

      • Này hai bác, đá nhau thì đóng chặt cửa lại, nói thầm thôi. Tự nhiên cứ réo đến người ta là thế nào?
        Cái vụ tự may áo này hay đấy designer nhỉ, nghe rất khả thi.
        Còn chuyện tự nhuộm tự thêu thì lão cứ tiếp tục mơ đi, nhà cháu đã có hỏi thăm rồi: 1 năm chỉ sản được có 2 bộ váy cho chính đương sự thôi, người ta còn bao nhiêu nương rẫy lợn gà, ai rảnh mà ngồi vắt vẻo dệt dệt thêu thêu suốt ngày như lão nghĩ 🙂

  2. người h’mong ko thêu trực tiếp lên váy mà thêu lên mảnh vải nhỏ rồi may vào váy áo. suy ra ta có thể đắp dần hoa văn lên đó mà:)) sống chậm nghiên cứu tý đê! đúng nghề của nàng còn giề:p

    • Hihi, đã té giếng còn giả đò vớt rác. Thôi mẹ cháu tự nhận không đủ miệng để cãi nhau với nhà bác. Với cả mẹ cháu có bao giờ được sờ váy các em dân tộc đâu mà biết thêu miếng đắp vào hay là thêu thẳng, nhể bác nhể 🙂

  3. Đi nhiều và nhiều ý tưởng quá. Xuân mới chúc cụ tiếp tục duy trì đam mê cụ nhé, với lại mong cụ ăn nên làm ra hơn nữa ( để ko phải trả thưởng tết bằng báo, bằng quảng cáo, bằng tờ rơi, hehe).

Leave a reply to oplada Cancel reply